5 việc cần làm để phòng tránh ngộ độc thực phẩm

0

Ngộ độc thực phẩm là một vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe con người, và thường rất dễ gặp phải trong quá trình chế biến thức ăn.

5-viec-can-lam-de-phong-tranh-ngo-doc-thuc-pham

Ngộ độc thực phẩm hay ngộ độc thức ăn, trúng thực là tình trạng cơ thể bị trúng độc, ngộ độc do ăn uống phải những thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn hay thức ăn có chứa các chất gây ngộ độc, chất bảo quản, phụ gia quá liều lượng cho phép hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu. Hiện nay, vấn đề ngộ độc thực phẩm là nổi lo của không ít các bà nội trợ khi chế biến món ăn cho gia đình mình. Nó gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người với các triệu chứng lâm sàng như tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, chóng mặt, sốt,… và khiến cho tinh thần của người bệnh rơi vào tình trạng mệt mỏi, lo âu. Thậm chí, nhiều trường hợp bệnh nặng còn có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, việc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm làm một việc rất quan trọng và cần thiết.

Kiểm tra hạn sử dụng

5-viec-can-lam-de-phong-tranh-ngo-doc-thuc-pham-1

Khi bạn mua các loại thực phẩm đóng gói thì hãy nhớ kiểm tra kỹ về hạn sử dụng của nó, đặc biệt là các mặt hàng dễ bị hỏng như thịt, cá, sữa và các sản phẩm gia cầm. Không mua các loại thực phẩm có hạn sử dụng chỉ còn một vài ngày hoặc bạn ngửi thấy có mùi hôi. Cần tránh mua thực phẩm đóng hộp có hiện tượng hộp đựng bị sứt mẻ hay bị phồng lên. Bởi đây có thể là dấu hiệu thực phẩm bên trong đã bị nhiễm khuẩn.

Sử dụng thớt riêng biệt

5-viec-can-lam-de-phong-tranh-ngo-doc-thuc-pham-2

Bản thân các loại thịt gia cầm và hải sản đều có thể chứa vi khuẩn Salmonella, là tác nhân làm tăng nguy cơ ngộ độc cho con người. Vì thế, khi mua các loại thực phẩm này, cần đặt chúng vào trong túi ni lông trước khi để vào giỏ hàng để tách biệt giữa chúng và các loại trái cây, rau củ khác. Trong quá trình chế biến thức ăn, bạn nên sử dụng 2 cái thớt riêng biệt, một cái dùng để chế biến thịt, cá sống, một cái để cắt, thái rau củ. Lưu ý: Sau khi dùng xong, bạn phải đảm bảo rửa thật sạch dao, thớt bằng xà phòng và nước ấm.

Lưu trữ thực phẩm an toàn

5-viec-can-lam-de-phong-tranh-ngo-doc-thuc-pham-3

Thực phẩm sau khi đã mua về, đặc biệt là đồ tươi sống cần được bảo quản trong tủ lạnh càng sớm càng tốt. Tránh trường hợp đem thức ăn từ trong tủ ra ngoài quá 2 giờ đồng hồ mà chưa chế biến. Đối với các loại thực phẩm đã để lâu, và bạn không chắc chắn về độ an toàn thực phẩm của nó, tốt nhất bạn nên bỏ đi, đừng cố gắng sử dụng nếu không muốn gây họa cho bản thân.

Vệ sinh tay sạch sẽ

5-viec-can-lam-de-phong-tranh-ngo-doc-thuc-pham-4

Bạn nên tạo cho mình một thói quen rửa tay thật sạch trước và sau khi chế biến thức ăn, rửa tay trước khi ăn. Bởi nó đóng vai trò rất quan trọng trong phòng chống ngộ độc thực phẩm. Theo Everyday Health, việc rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chuẩn bị nấu ăn sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thức phẩm do các vi khuẩn như E.Coli, Salmonella gây ra. Bạn cũng cần lưu ý rửa tay thật sạch sau khi đi vệ sinh, chơi đùa với chó mèo hay thay tã cho em bé. Bên cạnh đó, cần lau rửa bát đĩa, đũa muỗng thường xuyên bằng nước nóng, cũng sẽ giúp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

Nấu chín thức ăn

5-viec-can-lam-de-phong-tranh-ngo-doc-thuc-pham-5

Nhiệt độ cao có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Chính vì vậy, khi nấu nướng cần phải đảm bảo thịt, cá đã chín kỹ. Sau khi ướp thực phẩm mà bạn chưa nấu ngay, hãy cho chúng vào tủ lạnh thay vì đặt bên ngoài. Bởi môi trường bên ngoài là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có thể xâm nhập vào thức ăn.

Thực phẩm luôn có ý nghĩa quan trọng với sức khỏe con người. Việc sử dụng những thực phẩm không đảm bảo an toàn, không hợp vệ sinh có thể gây ngộ độc. Chính vì vậy, bạn cần trang bị cho mình các kiến thức và kinh nghiệm trong phòng tránh ngộ độc thực phẩm để có thể bảo vệ được sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội.

 

Share.

Leave A Reply